(Tiêu đề gốc: Nam nữ chính trong phim “Mỹ nhân ngư” quan hệ tình dục như thế nào vậy?) Người dịch: #PhuongHoang [201 bình luận] [1,943 quan tâm] [3,375,531 lượt xem] Link Zhihu: https://www.zhihu.com/question/40322083/answer/174271238 ______________________ [Lý Lôi] [13481+] Yo, trùng hợp hôm nay tôi mới vừa thảo luận vấn đề này xong, để tôi nói cho mà nghe. Đầu tiên thì, các bạn chọn cái nào? Trên người dưới cá, hay là trên cá dưới người? (xem hình) Bọn tôi gọi trên người dưới cá là người cá, còn trên cá dưới người là cá người. Lúc đấy tôi chọn ngay cái đầu tiên chẳng chút chần chừ :> Ok chọn xong rồi thì giờ tới vấn đề tại sao lại chọn nó. Lý do thứ nhất, ừ thì người cá thật ra cũng có bộ phận sinh dục mà mí bồ Tôi thấy nhiều bác bảo người cá chỉ “mút kem“ được thôi, nhưng có một sự nhầm lẫn không hề nhẹ nhé. Thực tế thì không ít loài cá có hậu môn hoặc lỗ bài tiết (oh yeah bộ phận sinh dục), và chúng đều nằm ở nửa thân dưới. Mà như chúng ta thấy trong hình thì cơ thể người cá được chia ra làm đôi, có nghĩa là gì, là người cá cũng có cái cần có dùng vào việc đó đó. Lý do thứ hai: phù hợp về mặt kích cỡ Có người hỏi kích cỡ bộ phận sinh dục của người cá có phù hợp không? Ok thế chúng ta cùng cân nhắc một vấn đề rất chi là phổ biến rằng, cá là loài đẻ trứng. Kích cỡ trứng cá dao động từ khoảng 1 đến 5mm, trong khi đó thân cá dài 5cm (đối với một bộ phận cá nhiệt đới), như thế có nghĩa là tỉ lệ giữa trứng cá và cá là: 1-5:50. Suy ra nếu người cá cao 1m6 thì trứng của cổ to khoảng 3,2 đến 16cm. Nói cách khác thì, cái lỗ để cổ đẻ trứng có thể chứa một vật có kích cỡ từ 3,2 đến 16cm. Thế đường kính trung bình của trái chuối bé bỏng là bao nhiêu? Chỉ 2 đến 4cm mà thôi. Cho nên không cần phải lo lắng vấn đề kích cỡ nhé các chàng trai, thậm chí chúng ta còn giặt giẻ lau trong lồng máy giặt được cơ mà. Lý do thứ ba: Động vật hằng nhiệt và động vật máu lạnh Người là động vật hằng nhiệt, hô hấp bằng phổi, và là động vật có vú, tuyến vú nằm ở nửa người trên; còn cá là động vật máu lạnh, hô hấp bằng mang, không có vú nên không thể cho con bú được. Bởi vậy theo lý thuyết thì trường hợp của tiên cá hẳn là: Người cá: Động vật hằng nhiệt; Cá người: Động vật máu lạnh. Nếu bạn ôm người cá thì sẽ ấm áp giống như ôm con người thôi, còn ôm cá người thì… còn tùy vào nhiệt độ của môi trường. Không chỉ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, mà còn cả nắng mưa gió tuyết, xuân hạ thu đông, thấy hạnh phúc không? Lý do thứ tư: Vấn đề sinh tồn của cá người. Từng có một câu hỏi như sau, tại sao cá lại chết khi lên bờ, trong khi trên mặt đất có nhiều không khí hơn dưới nước? Thực tế thì khi cá ra khỏi nước mang của chúng sẽ khép lại khiến chúng không thể tiếp xúc được với không khí huống chi là thở, tèo là phải thôi. Người Trung Quốc có một biện pháp diệu kỳ gọi là cung cá để giải quyết vấn đề này, thậm chí cách làm trên còn được xếp vào mục di sản phi vât thể luôn. Ồ dê thì cái biện pháp đó đây, họ buộc đầu và đuôi cá lại sao cho cơ thể chúng cong thành hình chiếc cung (ảnh dưới comment), làm vậy thì vào mùa đông cá có thể sống khoảng 4 đến 5 ngày, mùa hè thì từ 1 đến 2 ngày, hơn nữa cách trên còn giúp vị cá không bị lấn lá bởi vị bùn nữa. Giờ thì bạn có thể tưởng tượng cảnh một cô cá người ngày ngày bị cột dây thừng mới sống nổi, rồi tính mần răng? Bổ sung thêm vài vấn đề nữa đây. 1. Về vấn đề kích cỡ ấy ó í, có sợ nó không co vào được không? Cái này thì mấy bác cứ yên chí, lỗ bài tiết và hậu môn của cá có cơ thịt khống chế, bình thường nó bít kín không à. Giống như kích thước âm đạo người cũng là từ 0 đến 9,3cm (đường kính lưỡng đỉnh*) đó thôi. Chứ nếu lúc nào cũng khơi khơi ra thế thì chưa nói đến vụ gió lùa, bơi trong nước suốt nhỡ trở thành nơi quần cư của đám vi sinh vật thì sao? 2. Đẻ trứng hay là đẻ con. Thật ra cá không đẻ con, có người nhắc cá heo nhưng cá heo là động vật có vú rồi. Cũng ít loài nuôi trứng trong cơ thể mẹ lắm, cá mập là một trong số đó, còn lại thì đại đa số cá đều đẻ trứng cả. 3. Vấn đề ngôn ngữ giữa người và người cá (người cá thì vốn đã là thân người tồi nên không cần phải đắn đo vấn đề trên, cùng lắm thì giống học ngoại ngữ thôi) Con người có thể phát ra âm thanh là do có cơ quan tương ứng, trong đó chủ yếu là cơ bắp. Còn cá thì không có cơ quan nào như thế, nhưng chúng cũng có thể phát ra tiếng thông qua việc hô hấp và sự ma sát của các cơ quan, điều đó khiến chúng tạo ra loại âm thanh đơn giản. Túm lại là tụi này có tiếng nói mà có nói chuyện được không thì ai mà biết được. > [Neir Ngốc] [2645+] Tôi cũng chọn người cá, cưỡi cổ thì cổ sẽ đưa tôi ra đảo hoang á! Còn nếu chọn cá người thì tôi sẽ suy nghĩ thêm về món đầu cá. >> [Tặc ảnh tử] [3448+] Khúc cua này khiến tôi ngu cả người… >>> [Thỉ trung cổ lại tôn nhị miêu] Quào máy giặt, giẻ lau… quả là tượng hình… (nâng lên mà đọc bằng đôi mắt cá chết) >>>> [Vương Đại Chùy] [397+] Que tăm quấy chum bự nghe vẫn sinh động hơn >>>>> [Bạn Dịch có đó không] [255+] Người cá có miệng :) >>>>>> [Trần Tiệp Đạt] [227+] Nhưng tôi sợ trong người cá có xương cá á. ______________________ (*) Đường kính lưỡng đỉnh BDP (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ của thai nhi hoặc có thể hiểu là đường kính đầu của em bé.